Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông
Tranh chấp chủ quyền tại khu vực biển Đông ngày càng mang quy mô quốc tế, nhiều học giả và quan sát viên quốc tế đã nêu các ý tưởng quốc tế hoá vấn đề này.


 



Thống nhất tên gọi



 


Theo học giả Đinh Kim Phúc (Việt Nam), trước tiên, cần thống nhất gọi biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) và biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi của Trung Quốc) là biển Đông Nam Á. Luật pháp quốc tế quy định chủ quyền của một quốc gia không phụ thuộc vào tên gọi. Ông Lê Xuân Khoa (Đại học Johns Hopkins, Mỹ) giải thích: “Một quốc gia dùng quốc hiệu để đặt tên cho vùng biển kế cận chỉ nhằm ấn định vị trí địa lý chứ không phải để xác nhận chủ quyền. Biển Nam Trung Hoa chỉ có nghĩa là vùng biển phía Nam Trung Quốc, và biển Đông chỉ có nghĩa vùng biển phía Đông Việt Nam.”


 


Khi một danh xưng không hợp lý với tình hình thực tại, chúng ta cần mạnh dạn thay đổi để tránh những hiểu lầm không đáng có. Trên thực tế, Trung Quốc đang “lạm dụng” tên gọi biển Nam Trung Hoa để đánh lừa dư luận quốc tế nhằm đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển quan trọng này.


 




Nên đổi tên biển Đông thành biển Đông Nam Á để khẳng định tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á và tránh việc lạm dụng tên gọi để đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan.


 



“Để vô hiệu hóa đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, cần chính danh hóa vùng biển phía Nam của Trung Quốc và phía Đông của Việt Nam bằng tên biển Đông Nam Á” - ông Lê Xuân Khoa cho hay. Mặt khác, theo Tiến sĩ Phạm Cao Dương (Pháp), đây là vùng biển nằm giữa các nước Đông Nam Á; với đà phát triển mạnh mẽ của tổ chức ASEAN, biển Đông sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục… giữa các nước trong khu vực dễ dàng hơn. Đổi tên thành biển Đông Nam Á, về phương diện nào đó, là thể hiện tinh thần hữu hảo và khát vọng hòa bình của các nước Đông Nam Á. Không những thế, tên gọi này còn tạo cho người dân các nước Đông Nam Á “một ý thức mới, ý thức thuộc về một khối người có nhiều điểm tương đồng, có những quyền lợi chung cần được khai thác với nhau trong hòa bình và cùng nhau bảo vệ.”


 


 



Đi tìm tiếng nói chung trong ASEAN



 


Tại Hội nghị ARF tổ chức tại Hà Nội, tháng 7/2010, Mỹ và các nước ASEAN đều có quan điểm chung là cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở đa phương và tôn trọng luật quốc tế. Ngược lại, Trung Quốc chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông với các nước có liên quan thông qua đối thoại, đàm phán và bác bỏ khả năng “quốc tế hóa” vấn đề này.


 


Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang ở thế yếu bởi những luận cứ và luận chứng của họ chưa đủ để khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa. Trước hết, cần phân biệt chủ quyền ở Hoàng Sa là vấn đề riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc, còn chủ quyền ở Trường Sa là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều nước Đông Nam Á, đòi hỏi các nước tuyên bố chủ quyền phải có bằng chứng lịch sử vũng chắc. Thực tế chính sử Trung Quốc chưa có bằng chứng gì chứng minh chủ quyền của nước này ở Hoàng Sa, Trường Sa.


 


Ông Lê Xuân Khoa cho rằng, với lợi thế một nước lớn, Trung Quốc muốn thông qua đàm phán song phương để mặc cả và gây sức ép với từng nước đang tranh chấp. Vì vậy, các nước ASEAN cần tạm ngưng tranh chấp, đoàn kết với nhau tìm ra tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề biển Đông. Trước mắt, thống nhất lập trường phủ nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc và đối thoại đa phương với Trung Quốc trên căn bản chung sống hòa bình, hợp tác và phát triển.


 


Để giải quyết triệt để vấn đề, một giải pháp đa phương không thôi là chưa đủ. Điều quyết định là hợp tác đa phương phải công khai minh bạch, trên cơ sở mục đích hòa bình và hữu nghị, tránh nói “một đằng làm một nẻo”. Một khi đã công khai minh bạch thì không nước nào có lý do để phản đối đa phương hóa vấn đề biển Đông.


 


Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong khu vực cũng như đang ngày càng có ảnh hưởng lớn trên thế giới, vì thế các quốc gia khác sẽ xem Bắc Kinh giải quyết vấn đề Biển Đông ra sao cũng như xem các tuyên bố tôn trọng các nước khác của Trung Quốc có đúng với những hành động của họ hay không. Việc Trung Quốc có tham gia đàm phán hay không về một giải pháp quốc tế sẽ là một chỉ dấu về thái độ của Bắc Kinh trong tương lai.


 


 



Biển Đông và quan hệ Mỹ - Trung



 


Tại hội nghị ARF, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định Mỹ có lợi ích ở biển Đông, vì vậy “Mỹ sẽ phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong vấn đề biển Đông”. Báo chí Mỹ bình luận rằng tuy tuyên bố đứng trung lập trong vấn đề biển Đông nhưng lập trường trên của Mỹ có lợi cho các nước Đông Nam Á và tuyên bố của bà Clinton là sự cảnh báo Trung Quốc về tham vọng lãnh thổ.


 




Ngoại trưởng Hilary Clinton tại Hội nghị ARF.


 



Trước tuyên bố của bà Clinton, các quan chức Trung Quốc đã phê phán và cảnh báo rằng Mỹ đang tìm cách “quốc tế hóa” tranh chấp ở biển Đông, khiến cho tình hình xấu thêm.


 


Bà Lý Kiến Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế biển (Trung Quốc) cho biết, Trung Quốc “có thể cân nhắc cho phép Mỹ hợp tác một cách nào đó tương tự như hợp tác ở Vịnh Eden, tức là đơn thuần về việc lưu thông hàng hải. Khi nói tới chủ quyền thì đó hoàn toàn là vấn đề của các nước trong khu vực, và các nước sẽ tự giải quyết với  nhau, không được có sự can thiệp của bên ngoài.”


 


Trên thực tế, chính sách của Mỹ về Biển Đông bao gồm hai nguyên tắc chủ yếu: Tranh chấp phải giải quyết bằng hòa bình theo luật pháp quốc tế và phải bảo vệ quyền tự do hàng hải.


 


Đương nhiên, không thể lấy chuyện quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng để áp lên những vấn đề sống còn tại khu vực biển Đông. Do đó, cả Mỹ và Trung Quốc cần phải xử lý một cách thận trọng và tránh để cuộc tranh chấp này tác động xấu đến mối quan hệ toàn diện giữa các nước.


 


Mỹ cần thúc giục các nước tranh chấp khác kiềm chế và tránh các hành động khiến căng thẳng tăng lên.


 


Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Trung Quốc cần theo đuổi chiến lược song hành làm giảm căng thẳng với Washington về tranh chấp ở Biển Đông: Thứ nhất, TQ không nên trả đũa tuyên bố Mỹ bằng cách ngưng hợp tác với Mỹ trong các vấn đề quan trọng khác như Bắc Triều Tiên, Iran… Thứ hai, Trung Quốc cần tăng cường đẩy mạnh giải quyết tranh chấp với các bên đòi hỏi chủ quyền khác thông qua việc thực hiện pháp luật quốc tế.


 


Hoàng Phương Minh

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152850759.